Lịch sử hoạt động Douglas A-1 Skyraider

Những chiếc Douglas A-1E (số hiệu 52 - 133884 và 52 - 132686).A-1E Skyraider bay trong đội hình trên bầu trời Nam Việt Nam trên đường đến mục tiêu, ngày 25 tháng 6 năm 1965. Những máy bay này thuộc Phi đoàn 34 Chiến thuật, đóng tại Biên Hòa, Nam Việt Nam.A-1H Skyraider của Không lực Việt Nam Cộng hòa năm 1966

Chiến tranh Triều Tiên

Cho dù Skyraider được sản xuất quá trễ để tham gia Thế Chiến II, nó trở thành máy bay nòng cốt của các cuộc tấn công từ các tàu sân bay Hải quân Mỹ và của lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ (USMC) trong Chiến tranh Triều Tiên, và những chiếc AD đầu tiên hoạt động cất cánh từ tàu sân bay USS Valley Forge. Tải trọng vũ khí chiến đấu và thời gian bay trên không 10 giờ của nó vượt xa mọi kiểu máy bay phản lực có được lúc đó. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1953, một chiếc AD-4 thuộc Phi đội VMC-1 Thủy quân Lục chiến do Thiếu tá George H. Linnemeier và Thượng sĩ Vernon S. Kramer lái đã bắn rơi một chiếc máy bay cánh kép Xô Viết Polikarpov Po-2, là chiến công duy nhất của Skyraider trong cuộc chiến này.[1] Trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), A-1 Skyraider chỉ do Hải quân và Thủy quân Lục chiến sử dụng, và thường được sơn màu xanh biển đậm. Có 101 chiếc AD Skyraider bị mất trong chiến đấu, và 27 chiếc do lỗi kỹ thuật, nâng thành tổng cộng 128 Skyraider thiệt hại trong Chiến tranh Triều Tiên.[cần dẫn nguồn]

Chiến tranh Việt Nam

Cho dù các phi đội hoạt động trên tàu sân bay nhanh chóng chuyển sang các loại máy bay phản lực, A-1 Skyraider vẫn được sử dụng như là máy bay cường kích tầm trung tại nhiều phi đội cho đến năm 1965 khi những chiếc A-6A Intruder bắt đầu dần dần thay thế chúng. Skyraider tham gia các trận tấn công đầu tiên vào Bắc Việt Nam, nhưng chúng được thay thế sau đó bởi Intruder. Skyraider của Hải quân Mỹ bắn rơi hai chiếc máy bay tiêm kích phản lực Mikoyan-Gurevich MiG-17 do Xô-viết sản xuất, một chiếc vào ngày 21 tháng 6 năm 1966 do Đại úy Clinton B. Johnson và Trung úy Charles W. Hartman III (chiến công chung) của Phi đội VFA-25, và một chiếc nữa vào ngày 9 tháng 10 năm 1966 bởi Trung úy William T. Patton của Phi đội VA-176.[1] Sau khi chấm dứt hoạt động trong Hải quân Mỹ, Skyraider được chuyển cho Không quân Nam Việt Nam (VNAF) và cũng được Không quân Mỹ sử dụng vào một trong những vai trò nổi bật nhất của Skyraider là hộ tống máy bay trực thăng "Sandy". Thiếu tá Không quân Hoa Kỳ Bernard F. Fisher lái một chiếc A-1E trong một phi vụ vào ngày 10 tháng 3 năm 1966 trong đó ông được tặng thưởng Huân chương Danh dự vì đã giải cứu Thiếu tá "Jump" Myers khỏi một doanh trại của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ tại thung lũng A Shau. Đại tá Không quân William A. Jones, III cũng được tặng thưởng Huân chương Danh dự trong một phi vụ trên chiếc A-1H ngày 1 tháng 9 năm 1968, trong đó, cho dù máy bay bị hư hại nghiêm trọng còn bản thân bị bỏng nặng, ông đã điều khiển máy bay quay trở về căn cứ và báo cáo địa điểm rơi của một máy bay đồng đội.[2]

Tương phản với Chiến tranh Triều Tiên một thập niên trước đó, tại Việt Nam, Không quân Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng những chiếc A-1 Skyraider Hải quân lần đầu tiên. Khi cuộc chiến tiếp tục kéo dài, những chiếc A-1 Không quân được sơn màu ngụy trang, trong khi những chiếc A-1 Skyraider Hải quân được sơn màu xám/trắng; lại cũng không giống màu xanh dương đậm được dùng trong Chiến tranh Triều Tiên.

Không quân Mỹ bị mất tổng cộng 201 chiếc Skyraider do mọi nguyên nhân tại Đông Nam Á, và Hải quân mất thêm 65 chiếc do mọi nguyên nhân. Trong tổng số 266 chiếc A-1 bị mất, 5 chiếc bị bắn rơi bởi tên lửa đất-đối-không (SAM), 2 chiếc bị mất do không chiến trong đó có hai chiếc do MiG-17 của Không quân Bắc Việt Nam bị bắn rơi. Chiếc Mig-17 đầu tiên bị bắn rơi ngày 29 tháng 4 năm 1966, và chiếc thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 1967; cả hai đều thuộc Phi Đội ACS-602. Chiếc A-1 Skyraider thứ ba thuộc Phi đội VA-35 bắn rơi một chiếc MiG-19 (J-6) của Trung Quốc ngày 14 tháng 2 năm 1968. Trung úy Hải quân Joseph P. Dunn đã lái chiếc A-1 Skyraider đến gần đảo Hải Nam thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và bị đánh chặn. Chiếc A-1 Skyraider của Trung úy Dunn là chiếc A-1 Hải quân cuối cùng bị mất trong chiến tranh, và anh ta đã tử trận. Không lâu sau đó, các phi đội A-1 Skyraider Hải quân chuyển sang sử dụng A-4 Skyhawks.

Algeria

Không quân Pháp (Armée de l'Air) mua lại 113 chiếc AD-4 và AD-4NA nguyên của Hải quân Mỹ vào năm 1958 để thay thế những chiếc máy bay F-47 Thunderbolt đã cũ tại Algeria. Những máy bay này được sử dụng từ tháng 12 năm 1959 cho đến khi chấm dứt Chiến tranh Algeria. Những máy bay này hoạt động trong Phi đoàn Tiêm kích (Escadre de Chasse) 20 (các phi đội EC 1/20 'Aures Nementcha', EC 2/20 'Ouarsenis' và EC 3/20 'Oranie') và với Phi đoàn Tiêm kích 21 trong vai trò hỗ trợ tấn công mặt đất sử dụng rocket, bom thường và bom cháy (napalm). Sau khi kết thúc cuộc chiến, những chiếc máy bay còn lại được chuyển cho GabonTchad.

Vai trò cảnh báo sớm trên không

Bổ sung vào vai trò tấn công mặt đất tại Triều Tiên và Việt Nam, Skyraider cũng được cải tiến thành một kiểu máy bay cảnh báo sớm trên không hoạt động trên tàu sân bay, thay thế cho chiếc Grumman TBM-3W Avenger. Nó phục vụ chức năng này trong Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Hoàng gia Anh cho đến khi được thay thế bởi E-1 TracerFairey Gannet.